No module Published on Offcanvas position
B51.101,126 Nguyễn Thiện Thành,K4,P5,Tp.TV (+84).294.3681797 cpe@tvu.edu.vn

Gạo lứt thực chất là loại gạo được bỏ đi lớp trấu bên ngoài nhưng vẫn giữ phần màng cám bên trong. Phần màng này chứa lượng dinh dưỡng rất phong phú, đây là lí do nhiều người “đổ xô” tìm mua loại gạo này để sử dụng.

Gạo lứt hay còn gọi là gạo lật, được coi là thực phẩm thuộc nhóm ngũ cốc nguyên hạt. Loại gạo này không chỉ có hương vị đặc trưng mà còn chứa hàng loạt các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như protein, chất xơ, vitamin E, B6, B1, mangan, carbohydrate, magie, kẽm… Để lựa chọn loại gạo lứt phù hợp với thể trạng mỗi người, người tiêu dùng cần chú ý tới công dụng của từng loại gạo.

Công dụng tuyệt vời của gạo lứt

Gạo lứt hỗ trợ giảm cân

Với lượng calo và chất xơ dồi dào, gạo lứt được nhiều tín đồ giảm cân yêu thích vì chỉ cần ăn một lượng ít cũng có thể duy trì cảm giác no lâu. Đặc biệt gạo lứt rất cứng, yêu cầu người chế biến phải bỏ nhiều công sức và thời gian hơn cũng vì thế mà nhiều người có thói quen ăn chậm để thưởng thức hương vị của loại gạo này.

Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng khi giảm cân nên cắt bỏ hoàn toàn gạo trắng khỏi khẩu phần ăn và thay thế bằng gạo lứt. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng không nên lạm dụng gạo lứt trong một thời gian dài. Mặc dù gạo lứt chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng một người có chỉ số cơ thể bình thưởng chỉ nên ăn từ 2-3 lần/ tuần, đồng thời kết hợp hợp lí với các chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất…

Theo các chuyên gia, nên dùng từ 150 đến 200g gạo lứt/ngày.

Gạo lứt hỗ trợ người có các vấn đề về tim mạch

Một trong những công dụng tuyệt vời của gạo lứt đó là giúp phòng ngừa các vấn đề liên quan đến tim mạch. Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ ngăn ngừa các căn bệnh như tắc nghẽn động mạch, bệnh tim; các khoáng chất trong gạo như magie giúp bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh. Lưu ý trước khi sử dụng các loại gạo lứt, người mắc bệnh về tim mạch vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo chất lượng bữa ăn.

Gạo lứt - thực phẩm “vàng” cho trái tim

Gạo lứt hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Theo một số nghiên cứu, các sản phẩm được chế biến từ gạo lứt giúp giảm sự tăng đường huyết sau bữa ăn. Thực tế cho thấy chỉ số đường huyết trong gạo lứt khá thấp, quá trình tiêu hoá gạo lứt cũng chậm hơn gạo thông thường nên ít gây nên sự thay đổi đột ngột về hàm lượng đường trong máu.

Chất dinh dưỡng phong phú và đa dạng giúp gạo lứt là một trong những loại thực phẩm hàng đầu của phương pháp thực dưỡng. Tuy nhiên người tiêu dùng không nên lạm dụng thực phẩm này vì nếu sử dụng lâu dài, bất hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn so với gạo trắng.

Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt 

  • Người bị đau dạ dày, hệ tiêu hóa kém nên tránh dùng gạo lứt.
  • Gạo lứt mất nhiều thời gian để chín hơn gạo trắng. 
  • Khi ăn gạo lứt cần nên nhai chậm và kỹ.
  • Không nên dự trữ quá nhiều gạo lứt trong một thời gian dài vì lớp dầu tự nhiên trong gạo lứt có thể bị hư hỏng.
  • Cần phân biệt giữa gạo lứt đỏ với gạo huyết rồng: gạo lứt đỏ khi bẻ đôi sẽ thấy lõi trắng, còn gạo huyết rồng có lõi đỏ

Nguồn: https://vfa.gov.vn/dinh-duong-hop-ly/gao-lut-thuc-pham-la-ma-quen.html

Thực hiện Văn bản số 1766/TLĐ ngày 30/3/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tăng cường nâng cao nhận thức, cảnh giác với tình hình dịch bệnh và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Ban Thường vụ Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam đề nghị các Công đoàn trực thuộc triển khai thực hiện một số nội dung sau:

 
 
 

Thực hiện Văn bản số 1766/TLĐ ngày 30/3/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về việc tăng cường nâng cao nhận thức, cảnh giác với tình hình dịch bệnh và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Ban Thường vụ Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam đề nghị các Công đoàn trực thuộc triển khai thực hiện một số nội dung sau:

    1. Tiếp tục tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động nâng cao nhận thức, cảnh giác với tình hình dịch bệnh và tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia, chính quyền địa phương và các hướng dẫn của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh, trước hết là đeo khẩu trang nơi công cộng, không tụ tập đông người không cần thiết (đối với đám cưới, đám tang cần hạn chế số lượng người tham gia và thực hiện tốt 5K); chú ý các biện pháp phù hợp với các đối tượng, khu vực có nguy cơ cao, nhất là ở các địa phương đang có dịch trong cộng đồng.

     2. Chủ động phối hợp với chuyên môn đồng cấp rà soát, xây dựng phương án phòng, chống dịch, đảm bảo sẵn sàng ứng phó mọi tình huống dịch bệnh; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại nơi làm việc.

     3. Tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ đã ban hành theo quy định; nắm bắt thông tin, nghiên cứu, kiến nghị các biện pháp mới hỗ trợ đoàn viên, người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

     4. Đẩy mạnh tuyên truyền việc thực hiện yêu cầu 5K, khai báo y tế và chủ trương tiêm vắc xin phòng bệnh đến đoàn viên, người lao động.

     5. Khen thưởng, biểu dương và đề xuất với Tổng Liên đoàn, Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam xem xét khen thưởng, biểu dương các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

       Đề nghị các Công đoàn trực thuộc triển khai thực hiện và kịp thời báo cáo, phản ánh về Công đoàn Thông tin và Truyền thông Việt Nam (qua Ban Chính sách - Pháp luật)./. 

              Chi tiết văn bản tại:
 

Khẩu hiệu tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm Tết Nguyên Đán Nhâm Dần và mùa Lễ hội năm 2022

- Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm: Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về nguồn gốc nguyên liệu, điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không an toàn; không sử dụng phẩm màu độc hại, các chất phụ gia, hóa chất ngoài danh mục cho phép để sản xuất, chế biến thực phẩm.

-  Vì sức khoẻ và phát triển bền vững, hãy sản xuất ra những sản phẩm thực phẩm chất lượng, an toàn.

 - Người tiêu dùng: Chỉ mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kiểm tra kỹ nhãn mác, bảo quản tốt thực phẩm.

- Không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng

- Mỗi người tiêu dùng hãy là một giám sát viên, đấu tranh với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm.

- Bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết, mùa lễ hội là trách nhiệm của toàn dân.

- Không lạm dụng rượu, bia để Tết Nhâm Dần trọn niềm vui.

- Không uống rượu khi không biết rõ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.

- Tuyệt đối không ăn nấm lạ, nấm hoang dại, nấm đã bị dập nát, hỏng.

- Đảm bảo an toàn thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.

Nguồn: https://vfa.gov.vn/tin-tuc/khau-hieu-tuyen-truyen-dam-bao-an-toan-thuc-pham-tet-nguyen-dan-nham-dan-va-mua-le-hoi-nam-2022.html